Phế liệu ngày càng nhiều do quá trình sản xuất, sinh hoạt.
Chính vì lẽ đó mà xuất hiện nhiều doanh nghiệp xây dựng các nhà máy chuyên tái chế rác, tái chế phế liệu. Theo Luật doanh nghiệp 2014 thì để được phép hoạt động doanh nghiệp phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề tái chế phế liệu khi mới thành lập hoặc bổ sung ngành nghề nếu đã thành lập rồi.
Sau đây Phát Thành Đạt sẽ giới thiệu với các bạn về hồ sơ, trình tự thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề thêm mã ngành nghề tái chế phế liệu theo quy định mới nhất.
Mã ngành nghề tái chế phế liệu
Mã các mã ngành nghề tái chế phế liệu được quy định trong Danh mục ngành nghề kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. Sau đây thông tin chi tiết các ngành nghề tái chế phế liệu :
3830: Tái chế phế liệu
Nhómngành nghề tái chế phế liệu gồm: Quá trình chế biến các loại phế liệu, phế thải từ kim loại và phi kim loại thành dạng nguyên liệu thô mới để sử dụng vào các mục đích khác nhau. Quá trình chế biến được sử dụng kỹ thuật cơ học hoặc hoá học. Gồm việc tái chế các nguyên liệu từ các chất thải theo dạng là lọc và phân loại những nguyên liệu có thể tái chế từ các chất thải không độc hại (như là rác nhà bếp) hoặc lọc và phân loại các nguyên liệu có thể tái chế ở dạng hỗn hợp, ví dụ như giấy, nhựa, hộp đựng đồ uống đã qua sử dụng và kim loại thành các nhóm riêng.
Loại trừ:
– Sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh mới từ nguyên liệu thô thứ sinh (tự hoặc không tự sản xuất) như làm bột giấy từ giấy, giấy loại, đắp lại lốp xe hoặc sản xuất kim loại từ các mảnh vụn kim loại được phân vào các nhóm ngành tương ứng trong ngành C (Công nghiệp chế biến, chế tạo);
– Xử lý lại nhiên liệu hạt nhân được phân vào nhóm 2011 (Sản xuất hoá chất cơ bản);
– Xử lý và tiêu hủy rác thải không nguy hiểm được phân vào nhóm 38210 (Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại);
– Xử lý các rác thải hữu cơ để tiêu hủy được phân vào nhóm 38210 (Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại);
– Tái chế năng lượng từ việc xử lý đốt các chất thải không nguy hiểm được phân vào nhóm 38210 (Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại);
– Tiêu hủy hàng hóa đã qua sử dụng như tủ lạnh để tránh rác thải gây hại được phân vào nhóm 3822 (Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại);
– Xử lý và tiêu hủy các chất thải phóng xạ đang chuyển trạng thái từ các bệnh viện được phân vào nhóm 3822 (Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại);
– Xử lý và tiêu hủy chất thải độc, chất thải gây ô nhiễm được phân vào nhóm 3822 (Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại);
– Tháo dỡ ô tô, máy tính, tivi và các thiết bị khác để thu và bán lại các bộ phận có thể dùng được được phân vào ngành G (Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác);
– Bán buôn các nguyên liệu có thể tái chế được phân vào nhóm 4669 (Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu).
38301: Tái chế phế liệu kim loại
Nhóm tái chế phế liệu kim loại gồm:
– Nghiền cơ học đối với chất thải kim loại như ô tô đã bỏ đi, máy giặt, xe đạp với việc lọc và phân loại được thực hiện tiếp theo;
– Tháo dỡ ô tô, máy tính, tivi và các thiết bị khác để tái chế nguyên liệu;
– Thu nhỏ các tấm kim loại lớn như các toa xe đường sắt;
– Nghiền nhỏ các rác thải kim loại, như các phương tiện xe không còn dùng được nữa;
– Các phương pháp xử lý cơ học khác như cắt, nén để giảm khối lượng;
– Phá hủy tàu.
38302: Tái chế phế liệu phi kim loại
Nhóm tái chế phế liệu phi kim loại gồm:
– Tái chế phi kim loại không phải rác thải trong nhiếp ảnh ví dụ như dung dịch tráng hoặc phim và giấy ảnh;
– Tái chế cao su như các lốp xe đã qua sử dụng để sản xuất các nguyên liệu thô mới;
– Phân loại và tổng hợp nhựa để sản xuất các nguyên liệu thô mới như làm ống, lọ hoa, bảng màu và những thứ tương tự;
– Xử lý (làm sạch, nóng chảy, nghiền) rác thải bằng nhựa hoặc cao su để nghiền thành hạt nhỏ;
– Đập nhỏ, làm sạch và phân loại thủy tinh;
– Đập nhỏ, làm sạch và phân loại các rác thải khác như rác thải từ đống đổ nát để sản xuất các nguyên liệu thô;
– Xử lý dầu và mỡ ăn qua sử dụng thành nguyên liệu thô;
– Xử lý chất thải từ thực phẩm, đồ uống, thuốc lá và chất còn dư thành nguyên liệu thô mới.
Trình tự thủ tục bổ sung thêm mã ngành nghề tái chế phế liệu
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bổ sung ngành nghề tái chế phế liệu
Hồ sơ để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cần chuẩn bị sẽ gồm các thành phần như sau :
+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về bổ sung ngành nghề tái chế phế liệu.
+ Biên bản họp về việc bổ sung ngành nghề tái chế phế liệu. ( Của công ty TNNH 2 thành viên, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh).
+ Quyết định về việc bổ sung ngành nghề tái chế phế liệu.
+ Văn bản ủy quyền cho cá nhận thực hiện nộp và nhận kết quả hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả bổ sung ngành nghề tái chế phế liệu
Doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề tái chế phế liệu như trên đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Và nhận kết quả sau 3 ngày làm việc
Doanh nghiệp sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trong đó sẽ thể hiện các nội dung đăng ký kinh doanh mới nhất của doanh nghiệp bao gồm cả các ngành nghề kinh doanh mới bổ sung.
Bước 3 : Đăng bố cáo thông tin thay đổi của doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề tái chế phế liệu thì phải công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Hiện nay khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, để thuận tiện Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thu lệ phí đăng bố cáo và sẽ công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi thông tin được thay đổi. Doanh nghiệp không cần thiết đăng thông tin trên báo giấy như trước nữa.